Tiktok:
  • 486178
    Clasificación global
  • 15784
    Clasificación de país / región
  • 133.17K
    Seguidores
  • 1.37K
    Videos
  • 2.12M
    Gustos
  • Nuevos vídeos
    54
  • Nuevos seguidores
    2.63K
  • Nuevas vistas
    1.52M
  • Me gusta nuevos
    17.97K
  • Reseñas nuevas
    1.43K
  • Compartir nuevo
    4.18K

KIẾN THỨC KẾ TOÁN  Tendencia de datos (30 dias)

KIẾN THỨC KẾ TOÁN Análisis estadístico (30 dias)

KIẾN THỨC KẾ TOÁN Videos calientes

KIẾN THỨC KẾ TOÁN
Bây giờ em biết vì sao…. #mwkt #mrwickkiemtoan #kienthucketoan #LearnOnTikTok
622.1K
16.63K
2.67%
627
403
6.51K
KIẾN THỨC KẾ TOÁN
Quy định mới về hóa đơn từ ngày 01/6/2025 #LearnOnTikTok #vairal
209.65K
1.67K
0.8%
3
113
308
KIẾN THỨC KẾ TOÁN
Có những nghề sinh ra đã mặc định không dành cho người yếu đuối. Kế toán là một trong số đó. Cái nghề này không giống như người ta hay tưởng. Không phải ngày ngày ngồi văn phòng, gõ vài cái số là xong. Nó là một chuỗi những con số biết “biến hình”, những cái hóa đơn biết “bốc hơi”, những cuộc gọi giục sổ sách vào đúng lúc bạn đang chực khóc vì mệt. Kế toán không phải là nơi để bạn dỗi sếp vì nói nặng, hay nghỉ làm chỉ vì sáng dậy thấy buồn. Cũng chẳng có chỗ cho cái kiểu “hôm nay em stress, em làm không nổi.” Ở cái nghề này, không có “em thấy bị tổn thương” – chỉ có “sao sổ này chưa cân?”, “thuế này nộp chưa?”, “chứng từ đâu rồi?” Bạn có thể là một cô gái hay mơ mộng, hay buồn vu vơ, thích son hồng và váy hoa. Không ai cấm điều đó. Nhưng khi bạn ngồi vào ghế Kế toán, bạn bắt buộc phải tỉnh táo. Vì chỉ một con số sai, bạn không chỉ làm khổ mình, mà còn kéo cả công ty vào rắc rối. Kế toán không phải là nghề để chiều cảm xúc cá nhân. Đây là nghề của người chịu đựng được áp lực, chấp nhận gánh trách nhiệm, và học cách đối diện với mệt mỏi mỗi ngày mà không gục. Đừng chọn Kế toán nếu bạn không chịu được việc bị gọi điện lúc nửa đêm để kiểm tra một dòng tiền chuyển khoản. Đừng chọn Kế toán nếu bạn dễ tự ái khi bị nhắc nhở thẳng mặt. Và đừng chọn Kế toán nếu bạn nghĩ rằng công việc này có thể “tùy tâm trạng mà làm”. Người làm Kế toán lâu năm không phải vì họ giỏi từ đầu, mà vì họ đã trải qua đủ những lần rơi nước mắt khi số liệu sai, đủ những đêm mất ngủ vì báo cáo không khớp. Họ gồng mình qua những mùa quyết toán, những tháng sát thuế, những lần thanh tra đột xuất. Không mạnh, họ đã bị nghề đá văng từ sớm. Cái nghề này lạnh lùng lắm. Nhưng nếu bạn đủ bản lĩnh để chịu được cái lạnh đó, nó sẽ rèn bạn thành một người vững vàng, tỉnh táo và cực kỳ kiên cường. Kế toán không dành cho những cô gái đỏng đảnh. Nhưng lại rất hợp với những người phụ nữ đủ sâu sắc để hiểu rằng: mạnh mẽ không có nghĩa là không mệt, mà là dù mệt cũng không bỏ cuộc. “Chỉ những ai từng đi qua bóng tối, mới trân quý ánh sáng bằng cả trái tim.” (Trích – “Người đua diều”, Khaled Hosseini) Mong bạn hiểu rõ điều đó, trước khi chọn nghề. P/S: Nếu bạn không có nhan sắc, nhưng ông trời lại ban cho bạn tính đỏng đảnh của một tiểu thư đài các… thì cũng tuyệt thật đấy. Nhưng làm ơn, đừng làm Kế toán. Vì nghề này không có đãi ngộ cho “công chúa”, chỉ có KPI, deadline, và hóa đơn VAT không hợp lệ. - W. -
168.16K
2.85K
1.69%
29
262
1.03K
KIẾN THỨC KẾ TOÁN
Theo dự thảo Nghị định mới về thuế GTGT, để được khấu trừ thuế đầu vào, các hóa đơn GTGT có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này khiến một số kế toán lo ngại rằng nếu công ty đi tiếp khách vào buổi tối hoặc ngoài giờ làm việc, kế toán không thể kịp thời thực hiện chuyển khoản từ tài khoản công ty, dẫn đến việc mất đi quyền khấu trừ thuế. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu chưa đúng thực tế và chưa nắm rõ quy định của dự thảo Nghị định. Quy định này không bắt buộc 100% khoản thanh toán phải đi trực tiếp từ tài khoản công ty, mà doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt linh hoạt hơn, trong đó có: 1. Thanh toán qua tài khoản cá nhân của người lao động được ủy quyền. Theo nội dung trong dự thảo, quy định nêu rõ: "Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được ủy quyền cho cá nhân là người lao động của cơ sở kinh doanh thanh toán, sau đó cơ sở kinh doanh thanh toán lại cho cá nhân người lao động, nếu hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào." Điều này có nghĩa là nhân viên có thể thanh toán từ tài khoản cá nhân của họ trước, sau đó công ty hoàn trả lại. Khi đó, hình thức thanh toán này vẫn đáp ứng điều kiện của thanh toán không dùng tiền mặt và doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tôi từng có bài viết về chi tiết hồ sơ thanh toán qua tài khoản cá nhân theo quy định cũ vẫn còn vẹn nguyên giá trị, Kế toán đọc lại ngay bài này. 2. Ngoài hình thức trên, doanh nghiệp cũng có thể ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thanh toán. Dự thảo quy định cụ thể như sau: "Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật." Như vậy, thanh toán tiếp khách đêm dành cho các máy nghiền từ sáng đến khuya có thể thực hiện theo hai hình thức: Doanh nghiệp ủy quyền cho bên thứ ba thanh toán thay. Bên bán yêu cầu bên mua thanh toán cho bên thứ ba mà bên bán chỉ định. Để được chấp nhận, việc ủy quyền thanh toán này phải được quy định rõ trong hợp đồng bằng văn bản và bên thứ ba phải là pháp nhân hoặc thể nhân hợp pháp theo pháp luật. Ví dụ: Công ty A mua hàng từ Công ty B, nhưng theo hợp đồng, Công ty A thanh toán trực tiếp cho Công ty C theo chỉ định của Công ty B. Công ty A ủy quyền cho Công ty D thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp. Các phương thức thanh toán này vẫn đảm bảo điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt và doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Do vậy, Doanh nghiệp không cần lo lắng rằng mọi khoản thanh toán phải trực tiếp từ tài khoản công ty. Hóa đơn GTGT có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế) vẫn có thể được khấu trừ nếu thanh toán qua các hình thức không dùng tiền mặt như trên. Cần lưu giữ đầy đủ chứng từ thanh toán, ủy quyền thanh toán, biên bản hoàn trả để chứng minh tính hợp lệ. Dự thảo mới về thuế GTGT không làm khó doanh nghiệp, mà chỉ yêu cầu chứng từ thanh toán hợp lý để đảm bảo tính minh bạch. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng thanh toán qua tài khoản cá nhân được ủy quyền hoặc qua bên thứ ba thay vì trực tiếp từ tài khoản công ty. Vì vậy, việc cho rằng quy định này gây khó khăn trong thanh toán thực tế là không đúng. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết, nếu thấy hữu ích hãy like, share và bình luận cám ơn. Admin Nguyen Ho Ngoc #kienthucketoan #mrwickkiemtoan #LearnOnTikTok #vairal #xuhuong2025
138.79K
1.16K
0.83%
0
126
231
KIẾN THỨC KẾ TOÁN
Giơ tay #mwkt #mrwickkiemtoan #kienthucketoan #LearnOnTikTok
132.37K
1.04K
0.78%
53
117
123
KIẾN THỨC KẾ TOÁN
Tiếp tục về hóa đơn điện tử #mwkt #vairal #LearnOnTikTok
121.75K
1.42K
1.16%
6
68
184
KIẾN THỨC KẾ TOÁN
Rất nhiều bạn học viên và các bạn theo dõi tôi thời gian qua đã nhắn tin, bình luận với mong muốn tôi chia sẻ sâu hơn về sự khác biệt giữa Hộ kinh doanh và Công ty TNHH một thành viên. Và vì hôm nay là một buổi cuối tuần, tôi có chút thời gian rảnh nên tôi quyết định ngồi xuống, viết lại một bài phân tích đầy đủ, chi tiết – không chỉ dưới góc nhìn của một người làm nghề đào tạo, mà còn là người đã nhiều năm nghiên cứu pháp luật Thuế và Kế toán tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ giúp Anh Chị có góc nhìn đầy đủ hơn trước khi chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp. 1. Tư cách pháp lý: Khác biệt nằm ở năng lực chịu trách nhiệm và khả năng mở rộng • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Mọi rủi ro pháp lý và tài chính phát sinh từ hoạt động kinh doanh sẽ do chủ Hộ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân. • Công ty TNHH một thành viên là một pháp nhân độc lập. Chủ sở hữu Công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp. Đây là lớp “vỏ pháp lý” giúp tách bạch tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp, từ đó kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô. 2. Chế độ Kế toán và nghĩa vụ báo cáo: Sự khác biệt về tính bắt buộc và mức độ chuyên nghiệp • Công ty TNHH một thành viên bắt buộc phải tổ chức Kế toán và lựa chọn áp dụng một trong hai chế độ Kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa) hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC (dành cho doanh nghiệp lớn). Công ty cũng phải lập và nộp đầy đủ: - Báo cáo tài chính năm - Tờ khai và quyết toán Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN - Quyết toán Thuế hàng năm và có thể phải kiểm toán • Hộ kinh doanh hiện nay cũng có hướng dẫn chế độ Kế toán tại Thông tư 88/2021/TT-BTC, tuy nhiên: - Việc áp dụng chế độ này là tồn tại ở hộ kê khai - Hộ kinh doanh không phải lập báo cáo tài chính như doanh nghiệp pháp nhân. - Hầu hết Hộ áp dụng phương pháp Thuế khoán, kê khai đơn giản, không cần lập sổ sách chi tiết nếu không tự nguyện thực hiện. - Không phải quyết toán Thuế hàng năm nếu không có rủi ro. Sự khác biệt này dẫn đến việc Công ty có hệ thống số liệu rõ ràng, minh bạch và kiểm soát được toàn bộ hoạt động tài chính – trong khi Hộ kinh doanh thường thiếu cơ sở dữ liệu Kế toán để phân tích hiệu quả kinh doanh hoặc gọi vốn. 3. Chính sách Thuế: Sự khác biệt không chỉ nằm ở Thuế suất mà ở bản chất điều hành Công ty TNHH một thành viên thường phải chịu nhiều sắc Thuế hơn, cụ thể: • Thuế GTGT: kê khai định kỳ, được khấu trừ và hoàn Thuế nếu đủ điều kiện. • Thuế TNDN: áp dụng Thuế suất phổ thông 20%, được trừ chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định lợi nhuận chịu Thuế. • Thuế TNCN: khấu trừ và nộp cho toàn bộ người lao động có thu nhập chịu Thuế. • Lưu ý đặc biệt: Lương của chủ Công ty TNHH một thành viên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định Thuế TNDN, vì chủ sở hữu không có quan hệ lao động với Công ty mình. Trong khi đó, Hộ kinh doanh cá thể: • Chỉ chịu hai loại Thuế: Thuế GTGT (tính trực tiếp trên doanh thu) và Thuế TNCN (cũng tính theo tỷ lệ doanh thu). • Không phải kê khai chi phí, không xác định lãi – lỗ, nên dù kinh doanh thua lỗ vẫn phải nộp Thuế như thường. Như vậy, Hộ kinh doanh ít sắc Thuế hơn, nhưng thiếu công cụ tối ưu Thuế, và thiếu cơ sở để lập kế hoạch tài chính rõ ràng. Còn phần 2 nhé các bạn, vì tiktok không cho đăng dài quá đó mà 😌 Mr Wick Kiểm toán - Đào tạo Kế toán chuyên nghiệp #mwkt #mrwickkiemtoan #kienthucketoan #LearnOnTikTok
98.69K
1.21K
1.22%
47
61
159
KIẾN THỨC KẾ TOÁN
Trong bất cứ mối quan hệ nào – tình bạn, tình yêu, hay công việc – một khi bạn cảm thấy bản thân không còn được tôn trọng, hãy chọn cách rời đi. Không cần biện minh, không cần nuối tiếc. Bởi vì một nơi không còn sự tôn trọng thì dù bạn cố gắng bao nhiêu, cũng không thể khiến nó trở nên đủ đầy. Tôi từng nghe một Kế toán nói: “Chắc do mình chưa đủ giỏi nên mới bị xem nhẹ.” Không. Không phải vậy. Đôi khi bạn làm tốt hơn cả yêu cầu, nhưng sự xem thường không đến từ năng lực, mà đến từ cách người ta định sẵn vị trí của bạn trong lòng họ – một vị trí thấp hơn những gì bạn xứng đáng. Kế toán là nghề lặng lẽ, âm thầm giữ nhịp cho cả một guồng máy. Khi doanh thu tăng, người ta tung hô sale, marketing, sản xuất. Nhưng nếu một con số sai, một dòng lệch, mọi rắc rối đầu tiên lại dồn hết về phía bạn. Người làm Kế toán vì vậy dễ bị coi là “người đứng sau”, là “người xử lý hậu quả”, là “ai cũng được miễn làm đúng hạn”. Nhưng đó là sự hiểu sai nghiêm trọng. Bạn không đứng sau ai hết. Bạn giữ cột sống cho cả hệ thống tài chính. Nên nếu nơi bạn đang làm việc, người ta xem nhẹ những báo cáo bạn cẩn thận làm từng đêm, nếu sếp gạt tay bỏ qua những cảnh báo rủi ro bạn đã cẩn thận phân tích, nếu lời góp ý của bạn luôn bị xem như “phiền toái”… thì bạn nên nghĩ đến việc bước ra khỏi mối quan hệ đó – kể cả đó là một công ty bạn từng rất gắn bó. Tôn trọng không phải là hoa mỹ. Nó đơn giản là nghe bạn nói cho hết câu. Là không xem deadline của bạn là chuyện có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Là không bắt bạn làm những việc không thuộc trách nhiệm rồi mặc định rằng “Kế toán thì việc gì cũng phải biết.” Cũng như trong tình yêu, khi người ta ngừng lắng nghe, ngừng để ý đến cảm xúc bạn, thì dù bạn có yêu bao nhiêu, cũng chẳng cứu được điều gì. Tình bạn hay tình yêu cũng vậy. Công việc cũng không khác. Nếu phải gồng mình mỗi ngày để tồn tại trong một nơi khiến bạn luôn cảm thấy mình “chưa đủ tốt”, thì sớm muộn bạn cũng tự đánh mất lòng tin vào chính mình. Một người tử tế sẽ không để người khác phải chứng minh giá trị của họ mỗi ngày. Một công ty tử tế cũng vậy. Bạn là Kế toán, nhưng bạn không phải là cỗ máy. Bạn cần được tôn trọng như một con người – có giới hạn, có lòng tự trọng, và có cảm xúc. Và nếu nơi bạn đang ở không làm được điều đó, đừng ngại rời đi. Không phải bạn thất bại. Chỉ là bạn đủ tỉnh táo để biết rằng, đâu là nơi xứng đáng với sự nỗ lực của mình. Ra đi không phải vì bạn yếu đuối. Mà là vì bạn không muốn trở thành một người mạnh mẽ trong một môi trường khiến mình chai sạn. – Mr Wick Kiểm toán – #mwkt #vairal #LearnOnTikTok #kienthucketoan
68.84K
1.25K
1.82%
27
155
386
KIẾN THỨC KẾ TOÁN
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoãn lại là một khái niệm quan trọng trong kế toán thuế, giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác nghĩa vụ thuế trên báo cáo tài chính. Nếu không hiểu rõ bản chất, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc hạch toán và trình bày thông tin thuế một cách hợp lý. Thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ sự chênh lệch tạm thời giữa số liệu kế toán và số liệu thuế trong từng kỳ kế toán, nhưng sẽ được điều chỉnh lại trong tương lai. Trong thực tế, có những khoản mục được ghi nhận khác nhau giữa kế toán và thuế. Những chênh lệch này không phải là vĩnh viễn mà sẽ tự động điều chỉnh trong các kỳ sau. Để đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, kế toán sử dụng thuế TNDN hoãn lại để điều chỉnh chi phí thuế cho phù hợp. 2. Các loại thuế TNDN hoãn lại Thuế TNDN hoãn lại có hai loại: tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred Tax Assets - DTA) và thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred Tax Liabilities - DTL). Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA) xuất hiện khi chi phí thuế theo kế toán nhỏ hơn chi phí thuế theo quy định thuế, tức là doanh nghiệp đang ghi nhận ít chi phí hơn so với số thuế thực tế phải nộp. Khi đó, kế toán sẽ ghi nhận một khoản thuế hoãn lại để điều chỉnh trong tương lai khi khoản mục này được chấp nhận về mặt thuế. Ví dụ: - Chi phí thuế theo kế toán tính ra là 8 đồng. - Theo luật thuế, số thuế phải nộp thực tế là 10 đồng. - Chênh lệch 2 đồng này sẽ được ghi nhận bằng bút toán: Nợ 243 / Có 8212 Ngược lại, thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL) xuất hiện khi chi phí thuế theo kế toán lớn hơn chi phí thuế theo quy định thuế. Điều này có nghĩa là ở thời điểm hiện tại công ty phải ghi thêm một khoản chi phí thuế TNDN để trình bày đúng số trên BCTC. Ví dụ: - Chi phí thuế theo kế toán tính ra là 15 đồng. - Theo luật thuế, số thuế phải nộp thực tế là 10 đồng. - Chênh lệch 5 đồng này sẽ được ghi nhận bằng bút toán: Nợ 8212 / Có 347 Những khoản thuế hoãn lại này sẽ được hoàn nhập khi chênh lệch giữa kế toán và thuế không còn tồn tại trong tương lai. 3. Việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại có nhiều lợi ích quan trọng: - Giúp báo cáo tài chính phản ánh chính xác chi phí thuế trong từng kỳ, tránh tình trạng năm này chi phí thuế quá cao, năm sau lại quá thấp do chênh lệch về kế toán và thuế. - Tạo sự minh bạch tài chính cho nhà đầu tư và cổ đông, đặc biệt là đối với các công ty niêm yết hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), giúp doanh nghiệp có hệ thống kế toán phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu. 4. Tóm lại, Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại không phải là một khoản chi phí phát sinh thêm, mà là một công cụ kế toán giúp điều chỉnh sự khác biệt tạm thời giữa kế toán và quy định thuế. Hiểu đúng về thuế hoãn lại cần lưu ý: - Đây là kết quả của chênh lệch tạm thời về doanh thu và chi phí giữa kế toán và thuế, không phải do khác biệt giữa kế toán dồn tích và luật thuế. - Có hai loại thuế hoãn lại: tài sản thuế hoãn lại (DTA) và thuế hoãn lại phải trả (DTL). - Việc hạch toán thuế hoãn lại giúp doanh nghiệp minh bạch hơn về tài chính và tuân thủ quy định kế toán. Trong các bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến thuế TNDN hoãn lại, bao gồm: 1. Chênh lệch khấu hao tài sản cố định 2. Dự phòng tổn thất tài sản - nợ phải thu khó đòi 3. Lãi vay phát sinh do giao dịch liên kết (GDLK) 4. Chuyển lỗ từ các năm trước 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại tiền và các khoản phải thu. Chú ý theo dõi Mr Wick Kiểm toán để đón được. #kienthucketoan #mrwickkiemtoan #xuhuong2025 #LearnOnTikTok #vairal
51.96K
1.11K
2.13%
0
54
134
Únase a nuestro grupo de Facebook TikTok Inspiration
¡Compartiremos los últimos videos creativos y podrá discutir cualquier pregunta que tenga con todos!
TiktokSpy from IXSPY
Herramientas digitales para influencers, agencias, anunciantes y marcas.
Compañía de terceros independiente, no el sitio web oficial de TikTok.
Copyright@2021 ixspy.com. All Rights Reserved